Taara được biết đến như một vị thần dùng Búa cực kỳ báo đạo trong game Liên Quân Mobile. Nhờ vào các khả năng phục hồi tốt và một ít chống chịu, Taara thường được sử dụng ở vị trí Top lane hoặc hỗ trợ. Bộ chiêu thức của Taara rất dễ sử dụng nên các game thủ mới thường thích chơi vị tướng này. Nếu các bạn biết cách lên đồ Taara mùa 20 và build bảng ngọc Taara hợp lý thì mình nghĩ rằng vị tướng này cũng có thể giúp bạn leo rank khá cao đấy!
Bảng ngọc và cách lên đồ Taara mùa 20
Xem thêm: Bảng ngọc Aleister, Cách lên đồ Aleister
Nội Dung Chính
1. Ưu và nhược điểm của vị tướng Taara
Ưu điểm
- Bộ chiêu thức của Taara đơn giản, dễ tung chiêu trúng mục tiêu.
- Nội tại của Taara giúp cho vị tướng này có khả năng gia tăng sướt thương mạnh mẽ từ lượng máu đã mất
- Taara còn có thể gây ra sát thương chuẩn theo phần trăm máu tối đa của mục tiêu. Đây là một điểm mạnh của Taara để khắc chế các vị tướng có lượng máu trâu bò.
Nhược điểm
- Taara có độ cơ động kém, chỉ với chiêu 1 nhảy vào mục tiêu nhưng như vậy là còn chưa đủ.
- Taara khống có kỹ năng khống chế cứng là một bất lợi không hề nhỏ cho team khi giao tranh tổng.
- Chính vì nội tại của Taara mà cô nàng này ít bị tấn công khi giao tranh tổng. Bởi vậy, Taara sẽ không giúp được nhiều cho team khi không thu hút được chiêu thức quan trọng của đối thủ.
2. Bộ kỹ năng của Taara
-Nội tại Chiến Ý giúp Taara chuyển đổi phần trăm máu đã mất thành sát thương vật lý tăng theo cấp tướng. Ngoài ra, Taara dùng một ít máu của bản thân để tung chiêu. Nếu trúng kẻ địch Taara sẽ hồi lại một lượng máu đã mất khi sử dụng chiêu 1 và chiêu 2.
-Skill 1 Trăn Trối giúp Taara lao đến điểm chỉ được và nện búa vào kẻ địch để gây sát thương vật lý và làm chậm tốc chạy.
-Skill 2 Đập Tan giúp Taara vung búa xung quanh bản thân, gây ra 2 lượt sát thương lên mục tiêu trúng phải. Một lượt sát thương sẽ bao gồm sát thương vật lý và sát thương chuẩn được quy đổi từ % máu tối đa của bạn nhân.
-Skill 3 Sát Vực giúp Taara hồi lại một phần lượng máu đã mất trong vài giây. Ngoài ra, Taara còn được gia tăng giáp và giáp phép khi chiêu thức còn hiệu lực.
3. Cộng điểm kỹ năng, phép bổ trợ, phù hiệu cho Taara
Kỹ năng đầu tiên giúp Taara có độ cơ động nên cần nâng kỹ năng này trước tiên để tránh trường hợp bị đánh hội đồng ngay thời điểm cấp 1. Nâng chiêu 2 ở cấp độ 2 và nâng max skill này trước, bởi đây là kỹ năng gây sát thương trọng yếu của Taara. Ultimate của Taara thì cộng dần theo đúng cấp độ.
Phép bổ trợ
- Bộc phá là phép bổ trợ giúp cho Taara có lợi thế về dame khi đi TOP
- Tốc biến được sử dụng cho Taara đi Top hoặc hỗ trợ đều thích hợp
Phù hiệu
Phù hiệu Taara đấu sĩ chống chịu, đỡ đòn:
- Nhánh chính: Rừng Nguyên Sinh (Canh Gác => Bơm Máu => Mộc Giáp)
- Nhánh phụ: Hấp Huyết + Cố Thủ
Phù hiệu cho Taara mùa 20
Xem thêm: Bảng ngọc Gildur, Cách lên đồ Gildur
4. Bảng ngọc Taara Liên Quân mùa 20
Bảng ngọc Taara tối ưu hoá sát thương từ nội tại bằng việc gia tăng máy tối đa là chính. Ngoài ra, bảng ngọc này còn thêm một ít hồi phục, chống chịu, tốc độ di chuyển và giảm hồi chiêu thức cho Taara.
- Ngọc Đỏ III: 10 viên tốc đánh, máu tối đa và giáp
- Ngọc Tím III: 10 viên máu tối đa, hồi máu và tốc chạy
- Ngọc Lục III: 10 viên máu tối đa và giảm hồi chiêu
5. Cách lên đồ cho Taara đi Top mùa 20
Cách lên đồ Taara đi rừng
Giày Kiên Cường => Áo Choàng Thần Ra => Giáp Thống Khổ => Giáp Gaia => Khiên Thất Truyền => Giáp Hộ Mệnh luân phiên thay đổi với Nham Thuẫn
Cách lên đồ Taara đi top hỗ trợ
Trang bị cho Taara hỗ trợ có tính chất gia tăng khả năng chống chịu, hồi phục và hỗ trợ team.
Trang bị phụ trợ hệ Thổ => Giày Kiên Cường => Giáp Thống Khổ => Giáp Gaia => Khiên Thất Truyền => Giáp Hộ Mệnh luân phiên thay đổi với Nham Thuẫn.
6. Cách chơi Taara Liên Quân
Combo Taara
Tiếp cận mục tiêu, gây sát thương và làm chậm bằng skill 1 => Gây sát thương lớn bắt skill 2 => Hồi phục và chống chịu để trụ lại giao tranh với skill 3 => Sử dụng combo skill (1+2) và đánh thường để kết liễu đối thủ => Thoát khỏi giao tranh với skill 1.
Đầu game
Sát thương từ đòn đánh tay của Taara thấp, cộng thêm việc Taara chưa có đủ bộ chiêu thức sát thương, hồi phục và chống chịu ở đầu trận. Vì thế, các bạn chỉ nên tích cực farm lính cho có đủ kinh nghiệp để sớm đạt cấp độ 4 và gia tăng lượng vàng từ việc list hit lính.
Nếu đi hỗ trợ, Taara cần lên cao để áp lực vào xạ thủ đối phương với chiêu 1. Ngoài ra, Taara cũng phải ăn hoặc cướp Chim Trinh Thám để lấy tầm nhìn gần khu vực đường để tránh trường hợp bị gank bất ngờ.
Giữa game
Khi đạt ngưỡng sức mạnh đáng kể ở giữa trận, Taara nên di chuyển kiểm soát tầm nhìn, cướp rừng gần khu vực đường giữa để tiện thể gank cho mid lane. Nếu bạn đi hỗ trợ thì Taara nên di chuyển cùng team ăn Rồng sớm.
Trong giao tranh nhỏ lẻ, Taara phải chủ động lao vào bắt mục tiêu gây sát thương chủ lực của đối phương. Tuy rằng không có khống chế cứng nhưng Taara cũng có thể gây sát thương, làm chậm, che chắn để hạn chế lượng sát thương nhận vào cho tuyến sau của team mình.
Cuối game
Ở giai đoạn cuối game, Taara phải di chuyển chung với đồng đội, đặc biệt là xạ thủ. Bởi vì nhiệm vụ chính của một đấu sĩ đở đòn phải như vậy. Hơn nữa, Taara phải đứng trước đội hình của team mình để che chắn sát thương và hút chiêu khi giao tranh diễn ra.
7. Video hướng dẫn cách lên đồ cho Taara mạnh nhất 2022
Video hướng dẫn cách lên đồ cho Taara đẳng cấp và xịn sò nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Lời kết: Taara là một đấu sĩ quấy rối vào đội hình team địch rất tốt nhờ các chiêu thức hồi phục mạnh mẽ. Hãy tích cực băng bổ vào đội hình đối phương khi giao tranh, chứ không nên lao vào sau khi thấy có mục tiêu yếu máu ngon ăn. Hãy phát huy vai trò đấu sĩ đỡ đòn của Taara bằng cách xây dựng bảng ngọc Taara và dùng cách lên đồ Taara mùa 20 hợp lý. Cảm ơn bạn đã đón đọc tại trang thiendia3d.vn!